Thước lỗ ban hay con gọi là thước phong thủy được dùng để đo đạc chọn ra những kích thước tốt trong xây dựng. Bạn có thể tra cứu và xem thước lỗ ban online, tìm hiểu ý nghĩa tốt xấu của các cung trên thước, cách sử dụng và đo thước lỗ ban tại bài viết này.
Thông tin thước lỗ ban
Thước Lỗ Ban Là Gì?
Thước Lỗ Ban là loại thước được sáng chế bởi ông tổ của nghề mộc có tên là Công Du Ban. Ông sinh năm 506 TCN tại nước Lỗ, là người phát minh ra các dụng cụ làm nghề mộc như cưa, đục, bào, thước đo… Trong đó thước lỗ ban cũng là một công cụ do ông sáng chế dùng để đo đạc. Thước lỗ ban cổ có chiều dài là 46.08cm, trải qua thời gian và có sự cải tiến thước lỗ ban hiện tại gồm có 2 loại 42.9cm và 52.2cm. Trong đó, thước 42.9cm là loại thước được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, là phần trên của thước dây cuộn.
Thước lỗ ban 52.2cm
Theo Namwindows tìm hiểu được, thì loại thước này còn gọi là thước 51cm hay 50.4cm. Tại Việt Nam nếu bạn muốn xem loại thước này thì chỉ có ở một số loại thước online. Thước 52.2cm là thước dương trạch, dùng để đo những khoảng trống, những khoảng không thông thủy như ô cửa, giếng trời…. Thước lỗ ban này gồm 8 cung gồm 4 cung tốt (đỏ) và 4 cung xấu (đen).
Thước lỗ ban 42.9cm
Còn gọi là thước 43cm, cũng là thước dương trạch, được sử dụng để đo một khối xây dựng như bậc, bếp… Thước này thường được nằm ở nửa trên những thước dây, thước kéo được bán trên thị trường. được chia thành 8 cung bằng nhau. Mỗi cung lại chia thành 5 cung nhỏ. Số 8 cũng ngụ ý là con số của Bát Quái và cũng là thứ tự của hàng đơn vị từ 1 đến 8 thuộc hệ thống Bát Phân. Số 5 cũng ám chỉ là Ngũ hành Kim, Mộc,Thủy, Hoả, Thổ.
Thước Đinh Lan
Theo tương truyền Đinh Lan là một nhân vật thời Đông Hán, là một người con có hiếu. Ông là một trong 24 gương hiếu nghĩa nổi tiếng của Trung Quốc tức trong nhị thập tứ hiếu có tên ông. Thước Đinh Lan là thước âm trạch, thước cổ có chiều dài là 38.78cm. Thước Đinh Lan hiện đại có chiều dài là 38.8cm và 10 vòng lặp của thước này là 3.9m nên còn gọi là thước 39cm. Thước này gồm 10 cung gồm có 6 cung tốt và 4 cung xấu. Thước này thường được nằm phần nửa dưới của những thước kéo bán trên thị trường.
Cách sử dụng thước lỗ ban
Hướng dẫn chung về thước lỗ ban
Bạn có thể thấy ở đây có 3 loại thước 52.2cm, 42.9cm, 38.8cm. Thước 52.2cm bạn rất ít thấy được bán trên thị trường. Thước 42.9 và 38.8cm bạn có thể thấy ở những thước dây 5m, 7.5m, 10m… bán tại các cửa hàng điện, vật liệu xây dựng… Trong đó thước 42.9cm sẽ nằm ở phần trên, còn 38.8cm sẽ nằm phần dưới của thước.
Hướng dẫn sử dụng thước 52.2cm
Thước này chỉ dùng đo những khoảng không thông thủy, không gian. Khoảng không thông thủy là những ô như ô chờ cửa, ô lấy sáng của giếng trời, khoảng không của phòng… Cách đo thước này như sau: Đo từ điểm cuối cùng mà ánh sáng, gió lọt qua được, đến đầu còn lại cũng áp dụng tương tư như điểm bắt đầu đo.
Ví dụ đo chiều ngang cửa: Tường trái -> khung bao trái – khoảng đo – khung bao phải <- tường phải.
Ở đây bạn sẽ đo điểm cuối của khung bao bên trái (tính từ tường trái ra) đến điểm cuối khung bao bên phải (tính từ tường phải ra). Tính từ tường ra là từ tường ra đến điểm cuối cùng của khung bao.
Hướng dẫn sử dụng thước 42.9cm
Đây là một loại thước sử dụng khá phổ biến hiện nay. Thước này dùng để đo những bậc, bệ… hay vật dụng dạng hình khối. Như bậc thang, chiều cao bếp, kích thước bảng hiệu, kích thước của cái bàn… Về cách đo bạn sẽ đo từ điểm bắt đầu đến điểm cuối.
Hướng dẫn sử dụng thước 38.8cm
Đây là thước âm trạch nên chỉ sử dụng đo những vật dụng, những gì liên quan đến người đã khuất. Chẳng hạn như bàn thờ, tủ thờ, mồ mả, quan tài… Cách đo của thước này cũng tương tự như 2 loại thước 42.9 và 52.2cm. Có nghĩa nếu đo khối thì bạn đo giống thước 42.9cm, đo khoảng không thì đo giống thước 52.2cm (đo giống là về cách đo tương tự, không phải lấy loại thước đó để đo).
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ GEC
CEO TẠ QUANG HUY.
Address: BT 3.7, khu chức năng đô thị Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Mobie: 0979.781.007 ; Tel: 02436.68.68.30 ; Zalo: +84 979-781-007.
Email: gecvietnam@gmail | http://gec.com.vn | https://www.facebook.com/gecvienam