Trần thạch cao

Trần thạch cao hiện nay đang có mặt ở hầu khắp các công trình lớn nhỏ. Nó được ưa chuộng không chỉ bởi chất lượng mà còn vì tính thẩm mĩ cao. Tuy nhiên không có gì là dễ dàng cả, trong quá trình thi công hoặc do ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết,… gây ra những sự cố không mong muốn xảy đến với công trình. Công trình nào cũng vậy khi thi công chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Và công trình thạch cao cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể tránh được những lỗi có thể xảy ra khi thi công.

 

Hỏng trần thạch cao và cách khắc phục

 

Nếu lựa chọn nguyên vật liệu cẩn thận, chất lượng ngay từ những bước đầu tiên. Bạn nên chọn những sản phẩm chính hãng và phù hợp với công trình. Đồng thời phải có thời gian bảo hành dài và thi công lắp đặt đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Ngoài ra còn một yếu tố nữa không thể không nhắc tới là thợ thi công. Nếu thợ thi công không có tay nghề và trách nhiệm với công việc. Thì sẽ không có được chất lượng công trình cao. Dưới đây là những lỗi thường gặp đối với trần thạch cao:

 

Nứt các vị trí nối

Ở một số ít các công trình khi thi công xong có hiện tượng bị nứt ở các mối nối ở vị trí tiếp giáp của trần thạch cao với tường. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do trong quá trình tồn tại. Sự thay đổi của độ ẩm theo mùa, tăng lên hạ xuống thất thường của nhiệt độ, và mối nối được xử lí không kĩ sẽ khiến trần bị nứt.

Thi công chất lượng

Khi thi công trần thạch cao cần phải sử dụng đúng sản phẩm đã được thi công để che phủ mối nối tấm thạch cao. Hãy sử dụng băng giấy và bột xử lý mối nối Boral. Bạn cần phải lưu ý khi thi công cần tránh liên kết các ty treo trần thạch cao với các xà gồ mái tôn. Do nhiều áp lực trần có thể sẽ bị rung động  dưới tác động của gió. Và sự thay đổi nhiệt độ của mái tôn khiến các mối nối bị nứt.

 

Trần thạch cao

 

Các mối nối bị gợn sóng

Hiện tượng này có thể xảy ra khi công trình được hoàn thiện. Trần thạch cao bị gồ lên tại các vị trí mối nối. Những điểm lỗi này thường rất khó nhận ra bằng mắt thường. Các vị trí mối nối này bị cộm lên khoảng từ 2mm. Nhưng tại các vị trí như cửa ra vào, vách kính đón ánh sáng tự nhiên các vết gồ lên này sẽ hiện lên rất rõ.

 

Mặt dựng và đường biên bị cong vênh

Thông thường việc thi công trần giật cấp đã khó hơn là trần nổi. Nó cần sự công phu và đầu tư hơn, tiêu tốn nhiều công lao động, thêm nữa đòi hỏi thợ thi công phải có tính chuyên nghiệp cao, giàu kinh nghiệm. Đối với một số công trình, để giảm thiểu chi phí, thợ thi công. Có thể sẽ bỏ qua một số vật liệu cần thiết như viền tường.

 

Trần thạch cao bị võng

Những công trình gặp phải sự cố này thường là do sử dụng những phụ kiện không đạt chất lượng. Không thể có khả năng chịu áp lực. Ngoài ra các trường hợp này có thể do đặt khung trần không đúng chiều tấm thạch cao. Cc khoảng cách giữa các khung quá lớn. Trong một số trường hợp hiếm hoi có thể do sử dụng các tấm thạch cao không đúng với chức năng chuyên dụng của nó. Các tấm thạch cao chống ẩm thường dùng cho phòng tắm. Bếp hoặc các phòng có độ mở ra bên ngoài lớn.

 

Sập trần thạch cao

Nguyên nhân của hiện tượng này là do sử dụng các phụ kiện không đạt chất lượng. Qua sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm và một số yếu tố khác, qua thời gian ty treo, bu long, ốc vít, bát liên kết sẽ gỉ sét dẫn đến hiện tượng sập trần. Còn một nguyên nhân nữa có thể kể đến là do khoảng cách ty treo. Và khung xương không tạo được độ bám nên không thể chịu nổi sức nặng của hệ trần thạch cao.

 

Cách khắc phục trần thạch cao bị nứt nẻ nhẹ

Dụng cụ cần chuẩn bị: Máy bắn ốc, ốc vít, sơn.bả, bay, trát, chổi quét, thang chữ A

Bước 1: Đầu tiên bạn cần cố định thang, sau đó.lên thang xem xét vị trí nứt nẻ của trần thạch cao.

Bước 2: Xem vết nứt nào có hiện tượng làm trần.thạch cao bị xệ xuống. Thì sử dụng máy bắn vít vít chặt lại vị trí gần mép sát vết nứt.

Bước 3: Dùng chổi quét sơn, quét một lượt bám.dính trên toàn bộ mặt trần thạch cao nơi có vết nứt.

Bước 4:Sau đó dùng sơn bả trát vào bề mặt.vừa quét lớp bám dính sao cho đều và đẹp. Che kín được vết nứt cũng như đầu ốc vít.

 

Cách khắc phục trần thạch cao bị bong tróc, rêu mốc.

Dụng cụ cần chuẩn bị:  Giấy nhám mềm, bay trát, chổi quét sơn, sơn bả, sơn lót, thang chữ A

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần tìm các vị trí trần, tường thạch cao bị mốc, rêu bong tróc…

Bước 2: Sử dụng một con dao để cạo lớp sơn bong tróc. Hoặc dùng giấy nhám mềm để đánh sạch.

Bước 3: Sau khi đã đánh sạch các vị trí bị hỏng trên hệ thống tường. Trần thạch cao, bạn sử dụng sơn lót quét vào một lớp.

Bước 4: Đợi sơn khô, tiếp tục quét một lớp sơn bả lên trên bề mặt vừa sơn lót.

Bước 5: Tiếp tục chờ khô, sau đó lấy giấy nhám đánh bóng bề mặt trần, tường thạch cao.

Bước 6: Cuối cùng, bạn chỉ cần sơn phủ một lớp sơn giống màu tường lên bề mặt trần tường này là hoàn thành công việc.

 

Cách khắc phục trần thạch cao bị ẩm, ngấm nước

Dụng cụ cần chuẩn bị: Miếng thạch cao thay thế, dao, thang, bút, thước, sơn phủ lót, bả, băng dính lưới, máy bắt vít, ốc vít

Bước 1: Bắc thang chắc chắn và xem vị trí thạch cao bị ẩm ngấm nước.

Bước 2: Hãy đo đạc kích thước và lấy bút đánh dấu xung quanh vị trí hỏng thành một hình khối vuông.

Bước 3: Sử dụng dao cắt xung quanh vị trí ngấm nước.

Bước 4: Đặt mảng thạch cao mới vào vị trí đã đo đạc, bắn ốc vít cho các góc.

Bước 5: Quét tiếp một lớp sơn bả phủ đều bề mặt miếng thạch cao vừa thay thế.

Bước 6: Để khô khoảng 1 đến 2 tiếng rồi dùng giấy nhám mịn đánh sạch bề mặt vừa sơn.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ GEC

CEO TẠ QUANG HUY.

Address: BT 3.7, khu chức năng đô thị Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Mobie: 0979.781.007 ; Tel: 02436.68.68.30 ; Zalo: +84 979-781-007.

Email: gecvietnam@gmail | http://gec.com.vn | https://www.facebook.com/gecvienam

Bài viết trước đó Làm đẹp vườn nhà
Bài viết sau đó Xây nhà thời điểm nào