Môn thể thao quý tộc

Ngay từ khi vào Việt Nam, golf đã được gán cho cái tên “ Môn thể thao quý tộc ”. Câu nói này có lẽ sẽ nhận được sự đồng tình của rất nhiều người bởi rất nhiều lý do.

 

Golf có phải môn thể thao quý tộc?

 

Golf ở Việt Nam

Câu chuyện chơi golf gắn liền với giới quý tộc tại Việt Nam thật sự dễ được giải thích. Năm 1922, sân golf đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng tại Thành phố Đà Lạt. Chủ yếu phục vụ cho vua Bảo Đại. Vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến tại Việt Nam (kết thúc năm 1945).

Đà Lạt được xem là điểm đến nghỉ mát ưa thích của vị vua này cùng hoàng tộc. Sân golf Đà Lạt, hay còn được biết đến với cái tên “Đồi Cù”. Thật sự gắn liền với những golfer quý tộc đúng như nghĩa đen của từ.

Trải qua một thời gian dài, bộ môn golf của Việt Nam bị bỏ phí vì chiến tranh và vì thời cuộc chưa cho phép. Đến tận những năm 1990, các sân golf mới lần lượt xuất hiện tại Việt Nam. Mặc dù không có bất cứ chính sử nào để ghi chép về việc này. Nhưng có thể lý giải cho việc xuất hiện golf trở lại Việt Nam giai đoạn này chính từ hai con đường: ngoại giao và doanh nhân.

 

Phục vụ cho công việc của mình

Các nhà ngoại giao nước ngoài khi đến làm việc tại Việt Nam có nhu cầu muốn chơi golf vì đây là một môn thể thao phổ biến từ đất nước họ. Đồng thời, các nhà ngoại giao Việt Nam cũng tham gia tập luyện và chơi golf vì lý do có thêm không gian phục vụ cho công việc của mình.

Tương tự như vậy, golf đến với Việt Nam cũng từ một số thành phần những người có cơ hội đi học tập và làm việc tại nước ngoài. Họ được tiếp cận và tìm hiểu golf, khi về Việt Nam, họ đem theo cả nhu cầu chơi golf về nước.

Thế nên, nếu như nói golf tại Việt Nam có gì đó “quý tộc” thì nó đồng nghĩa với sự cao quý, giàu có. Quý tộc ở đây không còn bao hàm ý nghĩa nguyên bản của nó là dòng máu của những người quyền quý hoàng gia. Qua thời gian, đặc biệt là thời gian đầu, những người có điều kiện chơi golf tại Việt Nam. Thật sự phải là những người giàu có (và thường đi kèm với địa vị xã hội). Nên điều này vô hình chung đã khiến golf được gắn mác quý tộc.

 

Môn thể thao quý tộc

 

Úc – Quốc gia Golf rất bình dân

sân đủ tiêu chuẩn tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp mà chi phí chỉ là xấp xỉ 550$ – 800$ (đô la Úc). Cho thẻ member 1 năm và chơi golf miễn phí không hạn chế số lần.

 

Quý tộc hay không?

Nếu chỉ gói gọn trong phạm vi Việt Nam thì câu trả lời sẽ là: Có và Không. Golf thật sự là một môn thể thao cần phải tiêu tốn một số tiền không nhỏ khi đặt lên bàn cân với các bộ môn thể thao khác. Tuy nhiên, quan niệm golf giành cho quý tộc theo tôi thật sự lỗi thời. Khi thời gian gần đây bộ môn này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam.

Có vì golf là một bộ môn thể thao của sự thanh lịch. Golf đòi hỏi một nguyên tắc ứng xử phức tạp và văn minh. Những phẩm chất mà người chơi golf cần có cũng là những phẩm chất mà chúng ta hướng đến của sự phát triển về văn hóa ở tầm cao. Đó là điều tích cực, ở đó, tính “quý tộc” được thừa nhận.

 

Golf có đầy đủ cung bậc cảm xúc

Và không. Ngược lại, golf không phải là môn thể thao thần thánh. Golf có đầy đủ cung bậc cảm xúc, đầy đủ sự gai góc và thử thách cho người chơi. Ở đây, golf lại là một môn thể thao rất bình thường, đời hơn và khó lường.

Và theo thời gian, golf sẽ được phổ biến rộng và sâu hơn ở Việt Nam, lúc đó chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để thấy rằng hãy “bình dân” golf, chúng ta sẽ có thêm những người chơi mới, và số người yêu thích bộ môn này sẽ nhiều hơn. Như vậy, làng golf Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ GEC

CEO TẠ QUANG HUY.

Address: BT 3.7, khu chức năng đô thị Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Mobie: 0979.781.007 ; Tel: 02436.68.68.30 ; Zalo: +84 979-781-007.

Email: gecvietnam@gmail | http://gec.com.vn | https://www.facebook.com/gecvienam

Bài viết trước đó Fullset Taylormade M6
Bài viết sau đó Gậy Driver Honma TR20