Quản lý tài chính xây nhà

Quản lý tài chính xây nhà hiệu quả – Khám Phá Nhà Đẹp – Xây Nhà Công Nghệ Châu âu GUBEAM – Hotline tư vấn: 0979.781.007. 

Quản lý tài chính xây nhà hiệu quả

 

Để tránh các phát sinh khi xây nhà đòi hỏi chủ đầu tư phải biết cách để ước lượng khoản chi phí xây nhà phù hợp và tìm cách để hạn chế những nguyên nhân gây ra phát sinh. Để quản lý chi phí một cách hiệu quả, yêu cầu chủ đầu tư tuân thủ theo các bước:

Khảo sát các căn nhà xung quanh

Lập bản vẽ thiết kế sơ bộ của căn nhà

Ước tính chi phí xây dựng phần thô dựa trên thiết kế sơ bộ

Ước tính những khoản chi phí cho công tác mua sắm vật tư, thiết bị hoàn thiện

Dự trù các khoản chi phí để đảm bảo chất lượng

Lập hợp đồng chặt chẽ với nhà thầu thi công

 

Quản lý tài chính xây nhà

 

Khảo sát các căn nhà xung quanh:

Việc khảo sát các căn nhà xung quanh này giúp chủ nhà có thêm thông tin về địa hình địa chất khu đất chuẩn bị xây dựng. Khảo sát các nhà lân cận có phải sử dụng phương án gì (như đóng cừ tràm, ép cọc, khoan cọc nhồi…) để gia cố móng hay không? Nếu có thì gia cố ra sao và tốn bao nhiêu tiền? Nếu như thời điểm xây nhà xung quanh càng gần thì càng chính xác, còn nếu đã lâu rồi thì chủ đầu tư cần cập nhật lại giá cả theo thị trường.

 

Lập bản vẽ thiết kế sơ bộ của căn nhà:

Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để có thể ước tính giá thành xây dựng cơ bản cho ngôi nhà. Việc lập bản vẽ thiết kế sơ bộ còn giúp chủ nhà hình dung cơ bản về căn nhà của mình. Từ đó có thể dễ dàng điều chỉnh theo sở thích.

Bản vẽ thiết kế sơ bộ sẽ gồm có các bản vẽ mặt bằng, mặt cắt. Và phối cảnh mặt tiền của căn nhà. Chủ đầu tư cần có những liên hệ với các kiến trúc sư để thuận tiện cho quá trình thiết kế ngôi nhà của mình. Như vậy, vừa tiết kiệm công sức, thời gian cũng như chi phí thiết kế.

 

Ước tính chi phí xây dựng phần thô dựa trên thiết kế sơ bộ:

Dựa vào thiết kế sơ bộ, chủ đầu tư có thể ước tính chi phí xây dựng cơ bản phần thô và nhân công phần hoàn thiện bằng cách :

– Khảo sát đơn giá xây dựng tring bình chung cho 1 mét vuông sàn xây dựng

– Phân loại các nhóm diện tích sàn có tính chất giống nhau

– Áp dụng đơn giá cho từng loại diện tích

– Thực hiện công tác hợp đồng với bên nhà thầu xây dựng

 

Quản lý tài chính xây nhà

✅ 𝐊𝐞̂𝐧𝐡 𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞 : Khám Phá Nhà Đẹp  +999 Mẫu nhà đẹp nhất hiện nay

✅ Giá xây nhà trọn gói: GIÁ CẬP NHẬT MỚI NHẤT

☎️ Hotline TƯ VẤN xây dựng nhà 24/7: 𝟎𝟗𝟕𝟗.𝟕𝟖𝟏.𝟎𝟎𝟕 – CSKH: 𝟎𝟗𝟔𝟑.𝟗𝟕𝟕.𝟗𝟔𝟐

 

Ước tính những khoản chi phí cho công tác mua sắm vật tư, thiết bị hoàn thiện:

Ở bước này chủ nhà phải xem bản vẽ hoàn chỉnh và liệt kê ra toàn bộ các vật tư hoàn thiện và thiết bị sử dụng cho căn nhà. Việc ước lượng sẽ mang tính tương đối. Để ước lượng chính xác, yêu cầu chủ nhà phải có một bộ bản vẽ được thiết kế hoàn chỉnh.

Chủ đầu tư có thể làm các công việc sau để có thể ước lượng được chi phí cho công tác mua sắm vật tư, thiết bị:

– Liệt kê các loại vật tư, thiết bị sử dụng cho căn nhà

– Dựa vào bản thiết kế, thống kê số lượng cho từng loại

– Tham khảo các mẫu mã, đơn giá cho từng loại vật tư

– Áp đơn giá và số lượng vật tư, thiết bị để có tổng chi phí cho phần này

 

Dự trù các khoản chi phí để đảm bảo chất lượng:

Chi phí đảm bảo chất lượng công trình chính là chi phí thiết kế và chi phí giám sát. Công tác thiết kế giúp chủ nhà có được một căn nhà với bố cục hợp lý về không gian, màu sắc, tối ưu diện tích xây dựng, kết cấu đảm bảo khả năng chịu lực. Giảm thiểu các chi phí phát sinh do phải thay đổi trong quá trình thi công.

Công tác giám sát giúp chủ đầu tư có được căn nhà được thi công đúng theo thiết kế. Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng, tránh các lỗi về kỹ thuật có thể phát sinh chi phí để sửa chữa trong giai đoạn sau này.

 

Lập hợp đồng chặt chẽ với nhà thầu thi công:

Việc lập hợp đồng chặt chẽ với nhà thầu thi công. Là vô cùng quan trọng để đảm bảo công trình của không bị phát sinh ngoài ý muốn. Mặc dù việc phát sinh trong công trình xây dựng là không thể tránh khỏi, nhưng chi phí phát sinh của các nhà thầu chụp giựt này thường rất cao bất hợp lý.

Ngoài ra, các thầu còn có thể làm khó chủ đầu tư bằng cách thi công chậm tiến độ. Hoặc sử dụng các loại vật tư giá rẻ, hoặc sử dụng thợ thuyền có tay nghề kém,… Cho nên việc thỏa thuận một hợp đồng chặt chẽ có thể giúp chủ đầu tư phòng tránh những vấn đề nói trên. Và ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của nhà thầu đối với công trình.